Bệnh viêm phổi ở trâu bò

Bệnh viêm phổi

1. Nguyên nhân

Do gia súc bị nhiễm lạnh

Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém

Do gia súc hít phải một số khí độc như H2S, NH3, CO2, CH4

Do bị tổn thương cơ giới

Cơ thể gia súc bị thiếu Vitamin A

Do ký sinh trùng ký sinh ở phổi, hoặc ấu trùng giun đũa di hành gây tổn thương phổi

Do thức ăn bị nấm mốc

Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như cúm, lao, tụ huyết trùng…

Kế phát từ viêm thanh quản, khí quản và phế quản

Do thức ăn hoặc thuốc sặc vào đường hô hấp

2. Triệu chứng

Thời gian mang bệnh từ 3 – 7 ngày sau đó thể hiện các triệu chứng sau:

  • Con vật mệt mỏi, ăn kém hoặc bỏ ăn, gia súc sốt cao thường từ 40 – 410C và sốt liên tục trong quá trình bị bệnh.
  • Con vật chảy nước mắt, nước mũi liên tục, lúc đầu trong sau đó đục dần, nếu bệnh nặng trong nước mũi còn lẫn mủ.
  • Gia súc khó thở, bê, nghé thường nằm một chỗ ngóc cổ lên  thở mạnh, lợn thường ngồi như chó để thở.
  • Con vật ho khạc từng cơn, những cơn ho này xảy ra nhiều vào đêm khuya và sáng sớm.
  • Niêm mạc mắt, miệng có màu đỏ sẫm.
  • Tim đập nhanh và mạnh sau đó yếu dần.

3. Điều trị

Chúng ta có thể sử dụng các phác đồ sau:

  • Thuốc điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh với Sulfamide

                    Penicillin G hoặc Ampicillin liều: 20.000 UI/kg P/ngày

                    Steptomycin hoặc Kanamycin liều: 20 mg/kg P/ngày

                    Sulfamerazin hoặc Sulfadimezin liều: 30 – 40 mg/kg P/ngày

 Dùng phối hợp 3 loại thuốc trên liên tục 4 – 5 ngày bằng cách kháng sinh tiêm còn Sulfamide cho uống với liều thuốc trên chia làm 2 lần/ngày.

Thuốc chữa triệu chứng:

 Chống khó thở: dùng Ephedrin hoặc Diaphilin liều 1ml/20kg P/ngày

Thuốc trợ sức, trợ lực: dùng Vitamin B1, C, long não hoặc Cafein.

  • Thuốc điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh và Sulfamide

                    Ampicillin   liều: 10.000 UI/kg P/ngày

                    Gentamycin liều: 3 – 4 mg/kg P/ngày

                    Bisepton      liều: 30 – 40 mg/kg P/ngày

          Dùng phối hợp 3 loại thuốc trên liên tục 4 – 5 ngày bằng cách kháng sinh tiêm còn Sulfamide cho uống ngày một lần.

Thuốc chữa triệu chứng, trợ sức, trợ lực giống như phác đồ 1

  • Thuốc điều trị nguyên nhân: dùng các loại thuốc biệt dược đặc trị viêm phổi trên thị trường như Genta – Tylo, Tiamulin, Suanovit…

Còn thuốc chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực giống hai phác đồ trên. Nếu viêm do giun phổi thì kết hợp tẩy giun và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

4. Ghi nhớ:

Bệnh này hay xẩy ra vào mùa đông nên về mùa đông cần che chắn chuồng trại ấm và kín cho trâu, bò