Ung khí thán trâu bò

Bệnh ung khí thán

1. Thông tin chung

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do 1 loại vi khuẩn yếm khí có nha bào gây bệnh.

 Bệnh phát triển quanh năm, phát triển mạnh vào mùa nóng ẩm mưa nhiều.

 Ở nhiệt độ 1000C nha bào chết trong vòng 30 phút, nha bào sống ở môi trường 3 tháng.

Loài mắc bệnh: Tất cả các loài nhai lại đều mắc bệnh nhưng mẩn cảm nhất là gia súc non 5 – 6 tháng tuổi, dê, cừu, ngựa ít mắc bệnh.

 Chất chứa mầm bệnh: Ở các khối ung, phủ tạng, tủy xương,…

 Cách sinh bệnh: Nha bào xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, khi niêm mạc ruột bị xây xát nha bào vào máu vi khuẩn sinh ra độc tố gây bệnh biến cục bộ, làm suy thoái các tổ chức bắp thịt, nơi vi khuẩn sinh sản, vi khuẩn phân giải glucogen sản sinh ra axit hữu cơ và hơi. Vì vậy các khối ung có tiếng kêu lạo xạo.

2.Triệu chứng.

a.Thể quá cấp:

Thể này bệnh tiến triển nhanh trong vòng 3 – 8 giờ.

 Gia súc chết đột ngột sau khi xuất hiện triệu chứng hoặc chưa xuất hiện triệu  chứng.

 Gia súc đang ăn, đang làm việc tự nhiên ngã quỵ chết trong vòng vài giờ một số con xuất hiện khối ung ở đùi, bụng, ngực, khối ung này sưng lên rất nhanh, tỷ lệ chết 100%.

b.Thể cấp tính:

Bệnh kéo dài 2 -3 ngày có khi đến 1 tuần.

 Sốt nhẹ, mệt mỏi nhưng vẫn ăn, có con vẫn ăn đến lúc chết.

Các ung xuất hiện trên cơ thể con vật, tập trung ở các bắp thịt như vai, mông, đùi và bụng. Khối ung không cố định, ban đầu khối ung nóng ít đau sau đó căng dần lên ấn tay vào nghe tiếng kêu lạo xạo, sau đó vỡ ra chảy nhiều nước dịch.

http://www.dairyvietnam.com/data/news/medium_oys1322530533.jpg
Trâu bị khối ung khí thán ở cơ bả vai

Nếu khối ung ở hầu, khi sưng lên gia súc khó thở và làm cho con vật thè lưỡi ra ngoài.

Nếu khối ung ở đùi thì gia súc đi lại khó khăn

Sau 2 – 3 ngày thân nhiệt giảm, con vật chết, có trường hợp bại liệt 4 chân, bí đái và bí tiểu.

3.Bệnh tích.

Tập trung các khối ung, giữa khối ung thịt thâm tím đen xám hoặc nâu xám, hoại tử như chín có chất keo. Nếu khi cắt sâu vào giữa khối ung thấy sùi bọt khí.

 Xung quanh khối ung thủy thủng và xuất huyết nhẹ.

Vùng khối ung sưng to và thủy thủng, ung ở vùng nào thì phủ tạng ở vùng đó và xác chết ở vùng đó chậm thối và có mùi khét.

4. Phòng và trị bệnh

 a. Phòng bệnh:

Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại.

 Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Ủ phân để diệt mầm bệnh

Không thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột, không cho ăn thức ăn ẩm mốc.

Chuồng trại phải đảm bảo.

Nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Các vùng có dịch thì nên tiêm phòng vắc xin.

Xác chết chôn sâu giữa hai lớp vôi: mầm bệnh có khả năng hình thành nha bào.

b.Điều trị.

 Dùng kháng huyết thanh với liều:  Bê, nghé    20 – 40ml/con; Trâu, bò   50 – 100ml/con.

 Kháng sinh: Penicilin  với liều từ 15000 – 20000UI/kgP/ngày.

Trợ sức, trợ lực cho con vật bằng vitamin C, analgin, glucose.