Bệnh cảm nắng
1. Nguyên nhân
Do chăn thả gia súc hoặc bắt gia súc làm việc dưới trời nắng to, nắng chiếu trực tiếp vào đỉnh đầu.
Những gia súc quá béo hoặc ăn quá no khi tiếp xúc với nắng cũng dễ mắc bệnh.

2. Triệu chứng
Bệnh mới phát con vật choáng váng, đi đứng xiêu vẹo, niêm mạc mắt tím bầm, có khi vã mồ hôi, nuốt khó, ở chó còn có hiện tượng nôn mửa.
Sau đó do viêm não và màng não làm con vật phát điên cuồng và sợ hãi, mắt đỏ ngầu và lồi ra ngoài, mạch nhanh và yếu, gia súc khó thở, đi không vững và dễ đổ ngã tự nhiên.
Nhiệt độ cơ thể lên đến 40 – 410C, da khô, đồng tử mắt lúc đầu mở rộng, sau thu hẹp lại cuối cùng mất phản xạ toàn thân, con vật run rẩy, co giật rồi chết.
3. Điều trị
Đưa ngay con vật vào chỗ râm mát, thoáng khí.
Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên vùng đầu thật nhiều lần, sau đó dội nước lạnh toàn thân, có thể thụt nước lạnh vào trực tràng để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Tăng cường tuần hoàn, hô hấp cho cơ thể dùng Cafein Natri Benzoat 20% tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch.
Trâu, bò, ngựa: 2 – 4g
Dê, cừu: 0,5 – 1g
Chó: 0,1 – 0,2g
Nếu não bị xung huyết nặng thì phải chích máu ở tĩnh mạch cổ.
Cho uống hoặc tiêm các loại thuốc có tác dụng giảm thân nhiệt như Analgin, Vitamin C, Paramidol…
Xoa bóp toàn thân cho máu lưu thông để chống xung huyết não.
Trợ sức, trợ lực cho gia súc bằng dung dịch Glucoza 20 – 40% tiêm
tĩnh mạch.
4. Ghi nhớ
Bệnh thường xẩy ra vào những ngày nắng to và trâu, bò cày kéo thường hay mắc bệnh, vì vậy cần có chế độ làm việc phù hợp để hạn chế bệnh xảy ra.